Thứ Hai, 28 tháng 1, 2008

KI THUAT CHAN NUOI GA

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN
I. ĐẶC TÍNH GIỐNG
1/Gà thả vườn BT :
Là gà thả vường kiêm dụng thịt trứng. Lông màu nâu nhạt. Nuôi chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp, sau 3 tháng tuổi đạt 1,8-2kg/con. Sản lượng trứng 160-180 quả/mái/năm/.
2/Gà Lương Phượng :
Lông vàng sậm điểm chấm rằng rất giống gà ta. Nuôi chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp , sau 3 tháng tuổi đạt 1,7 kg/con. Sản lượng trứng 170 quả/ mái/năm.
3/Gà Tam Hoàng : Lông, chân, da đều vàng. Thích nghi với điều kiện thả vườn. Tăng trọng cao hơn gà tàu, thịt ngon. Trọng lượng lúc 3,5-4 than1g tuổi :
-Gà trống : 2-2,2 kg. Gà mái 1,5-1,7 kg. Sản lượng trứng 130 quả/mái/ năm.
II.CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG :
1/Chuồng trại :
Phải cao ráo, sạch, thoáng, có anh1 nắng buổi sáng chiếu vào, tránh mưa tạt gió lùa.
+Lồng úm gà con : Dài 2m, ngang 1 m, cao 0,5m. Xung quanh đóng lưới ô vuông 1-1,5cm. Có chân cao 0,5cm và có nắp đậy riêng.
+Chuồng gà lớn : Tận dụng tre, lá để che mưa, nắng. Có dàn đậu cho gà ngủ đêm. Vường chăn thả cần : cao raó, thoáng mát ( có bóng cây).
2/Chuẩn bị chuồng úm :
Chuống,máng ăn, máng uống, rèm che, giấy, được sát trùng , làm sạch.
3/Chọn gà con :
-Gà khoẻ mạnh, không bị dị tật.
-Rốn khô, lông bóng mướt, mắt tròn sáng.
-Chân tròn đầy, da bóng.
4/Úm gà con :
-Sàn chuồng : lót giấy, thay giấy vài ngaỳ đầu.
-Bố trí dụng cụ sưởi ấm : bóng đèn, than.
-Xung quanh chuồng che kín bằng giấy, bao... để tránh gió lùa.
-Quang sát đàn gà để điều chỉnh độ ấm thích hợp :
+Quá lạnh : gà chụm lại, nằm chồng lên nhau. cần thêm than hoặc h5 thấp đèn sưởi.
+Quá nóng : Gà tản ra vách chuồng, nằm thở, cần phải bớt than hoặc nâng cao đèn.
+Đủ ấm : gà phân bón đều khắp chuồng.
*Mật độ : thay đổi theo tuần tuổi :
Tuần tuổi
0-1
2-3
4-5
6-7
Mật độ (con/m2)
100
50
25
15
+Tuần 1: Úm cả ngày lẫn đêm.
+Tuần 2 và 3 : Úm ban đêm; ban ngày úm khi trời mưa lạnh.
5/Thức ăn - nước uống :
-01 ngày tuổi khi bắt gà về cho nghỉ ngơi 30 phút mới cho uống nước, không cho ăn. Nước uống có pha vitamin C hoặc đường Glucoz liều lượng 1g/lít nước ( 1 muỗng cà phê / 5 lít nước).
-Từ 2 –30 ngày tuổi cho ăn thức ăn công nghiệp . Cách cho ăn :
+Trong 3 ngaỳ đầu rải thức ăn lên giấy lót sàn.
+Các ngày sau đổ thức ăn vào máng và đổ nhiều lần/ngày để gà ăn được nhiều
-Phải đủ nước sạch cho gà uống.
-Từ 10 ngày tuổi tập gà ăn rau, bèo.
-Han2g ngày dọn phân, quan sát phân để phát hiện bệnh và có bei65n pháp chữa trị kịp thời.
-Tuỳ điều kiện, có thể cho gà 8an thức ăn công nghiệp đến khi bán, hoặc dùng thức ăn tự trộn nhưng phải tập từ từ cho quen dần thức ăn.
BẢNG KHẨU PHẦN THỨC ĂN TỰ TRỘN
Nguyên liệu
0-8 tuần (%)
9-20 tuần (%)
Giai đoạn đẻ
Bắp tấm
54
51
50
Cám gạo
10
20
16
Đậu nành, xanh
16
8
10
Bánh dầu
6
10
8
Cá, tép, ruốc
10
5
9
Bột cỏ, rau xanh
0,5
3,5
3
Bột xương, sò
2,5
2,5
4
Tổng cộng
100
100
100
Hàm lượng đạm %
20
16,5
18
III.KỸ THUẬT NUÔI GÀ THỊT – GÀ ĐẺ :
1/Kỹ thuật nuôi gà thịt :
-Chỉ nên thả gà ra vường sau 1 tháng tuổi. -Mật độbgà lớn thả 1 con/4-5 m2 vườn. -Tuỳ nguồn thức ăn tự nhiên của vườn nhiều hay ít, ta cần cho ăn thêm vào buổi sáng sớm hay chiều tối. -Phải đủ nước uống sạch cho gà. -Tuổi giết thịt thích hợp nhất là 3 tháng (lúc này cả gà trống, mái đều hơn 1 kg)
Lượng thức ăn (g) theo tuần tuổi
Tuổi gà (tuần )
1
2
3
4
5
6
7
8
Lượng thức ăn (g/con/ngày)
20
25
30
40
50
50
70
80
2/Kỹ thuật nuôi gà đẻ :
-Lựa gà mái hậu bị lúc 4 tháng tuổi, khoẻ mạnh, đầu thanh, ngực sâu, bụng mềm.
-Để gà đẻ đạt năng suất cao cần phải :
+tăng giảm lượng thức ăn để hạn chế trọng lượng mái lúc 5 tháng tuổi đạt 1,6 kg.
+Từ tuần tuổi thứ 6 trở đi cứ mỗi tuần tăng 1 giờ chiếu sáng, đến tuần tuổi thứ 20 đạt 17 giờ chiếu sáng/ngày.
+Thời đẻ cho ăn tự do, cần bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp, giá đậu, mầm lúa, đủ nước sạch, đảm bảo 17 giờ chiếu sáng/ngày.
IV.PHÒNG BỆNH:
1/Ngừa bằng vacxin :
Ngày tuổi
Loại bệnh
Tên thuốc
Cách ngừa
1-3
Dịch tả (DT)`
DT gà hệ 2
Nhỏ mắt, mũi
7
Gumboro (G)
Thuốc ngừa G
Nhỏ mắt, mũi
10
Trái gà (đậu)
Thuốc ngừa đậu
Đâm qua da cánh
18-20
Dịch tả lần 2
DT gà hệ 2
Nhỏ mắt mũi
25
Gumboro lần 2
DT gà hệ 2
Nhỏ mắt, mũi
35-40
Tụ huyết trùng
THT gia cầm
Chích dưới da
50-55
Dịch tả lần 3
DT gà hệ 1
chích dưới da
65-70
Tụ huyết trùng (THT) lần 2
THT gia cầm
Chích dưới da.
-Nếu nuôi gà thịt chỉ cần ngừa bệnh bằng Vacxin theo bảng là đủ.
-Nếu nuôi gà đẻ nên ngừa bệnh định kỳ,
-Dịch tả, tụ huyết trùng một năm tiêm ngừa 2 lần.
-Chăm sóc, nuôi dưỡng tôt, đảm bảo gà ăn sạch, uống sạch, ở sạcvh kết hợp phòng bệnh đầy đủ - gà khoẻ mạnh, ít bệnh.
2/Ngừa bằng kháng sinh :
Hàng tháng cứ 3ngày liên tục nên trộng kháng sinh vào thức ăn hay nước uống 3 ngày liên tục. Dùng một trong các loại sau :
-Colitetravet 1 gr/ lít nướv, ngừa bệnh đượng ruột.
-Super Coc liều 1gr/lít nước, ngừa cầu trùng
-Vitamino, vitamin C liều 1gr/lít nước liên tục 3 ngày trước khi chủng ngừa hoặc thời tiết thay đổi để tăng sức chống bệnh.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2008

LON I

Cái con vật đen trũi, mặt nhăn, lưng võng, bụng suốt ngày quệt lê xuống đất mà chúng ta vẫn quen gọi là lợn ỉ giờ chỉ còn quen thuộc trong tâm trí thế hệ từ “U40” trở lên.

Lợn ỉ
Thế nhưng ít ai biết rằng, loài lợn này đang được cảnh sát phương Tây nuôi vì nó có khả năng phát hiện thuốc nổ với khứu giác tốt.
Loài lợn nói chung quá quen thuộc, nên đều không được để ý cho lắm. Chỉ tại các viện nghiên cứu Y học, người ta mới thực sự biết trân trọng loài này, vì nó là động vật thí nghiệm cực tốt cho các loại dược phẩm, đặc biệt, sự tương đồng về cấu trúc các cơ quan nội tạng khiến quá trình nghiên cứu ghép tạng tại Việt Nam không thể không qua bước thực nghiệm trên lợn.

Chỉ có điều, bây giờ tìm ra giống lợn đích thực bản địa của Việt Nam rất khó. Các loài này vốn suốt ngày tự đi bới đất, bới cây để ăn, sức đề kháng cực tốt, nhưng nuôi cả năm mới được 40-50kg nên đã nhanh chóng bị các giống lợn lai đánh bật.
Xưa kia, nhà nào có mỡ lợn ỉ rán thì chẳng thể giấu nổi, mùi thơm toả đi mấy ngõ. Câu “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ” thể hiện một nét văn hoá Tết phải ghi công đóng góp lớn của lợn ỉ.
Nhưng năm 1968, loài này còn 2 triệu con, thì đến 1990 chỉ còn khoảng 100 con. Đến nay, những nguồn gen lợn quý đã bị mai một đi rất nhiều.
Có lẽ đã có rất nhiều giống vật nuôi đặc sản hiện nay như lợn ỉ, lợn H’mông, lợn rừng, gà ri… đã bị tuyệt chủng hoặc mất giống thuần chủng nếu không được một nơi chuyên gìn giữ.
Từ năm 1980, thế giới mới có ý niệm phải bảo vệ giống vật nuôi để đảm bảo đa dạng sinh học.
Và từ năm 1990, được giao “trọng trách” làm “đấng cứu thế” các giống vật nuôi, TS. Võ Văn Sự (Trưởng Bộ môn Động vật Quý hiếm và Đa dạng sinh học - Viện chăn nuôi quốc gia) bắt đầu phần đời “trường chinh” khắp nơi để đến nay gom được gần đủ hơn 50 giống gà, lợn, dê, trâu, bò… mà người Việt đã thuần dưỡng trong quá trình lịch sử.
Sở dĩ, tên bộ môn của ông có từ “Động vật quý hiếm” mặc dù đối tượng chỉ là những con vật… trong vườn, ai cũng biết vì nói theo các nhà khoa học thế giới, mọi giống vật nuôi đều là sản phẩm của một nền sản xuất, một nền văn hoá của từng tộc người.
Có nhiều giống chỉ có ở một địa phương, như gà Hồ (Đông Hồ), gà H’mông (vùng Tây Bắc), bình thường, chúng được nuôi nhưng chỉ cần một trào lưu nuôi con giống mới, hay qua một đợt lũ quét là… hết sạch.
Và theo TS. Sự thì “đã có không ít giống được bị tuyệt chủng như thế” nên công tác bảo tồn giống vẫn luôn phải duy trì với sự cảnh giác cao độ. Và không ít vật nuôi thành món đặc sản ngày nay, phải nhờ quá trình… truy tìm, bảo vệ dài lâu mới giữ được.
Cứu lợn ỉ
Chẳng mấy ai ngờ, lợn cũng phải bảo tồn. Nhưng những giống lợn rừng, lợn Mán, lợn Mường Khương, lợn H’mông… đang được nuôi cung cấp cho các cửa hàng đặc sản hiện nay đều xuất phát từ cái nôi giữ giống ở Bộ môn Động vật Quý hiếm và Đa dạng sinh học, Viện chăn nuôi.
Để giữ được một giống quý phải qua bao công đoạn, mà cái sự đi tìm giống vật nuôi bao giờ cũng phức tạp và gian khổ. Quốc lộ số 10 đã khá quen thuộc với ông Sự.
Còn nhớ, cũng vào tầm cuối năm 1999, lúc người đời đôn đáo chở hàng, chở giống lợn siêu nạc ra phố thì TS. Võ Văn Sự lại tay nải lặn lội về các miền quê. Làm gì ư? Ông tìm lợn. Lợn ỉ đen sì, bụng xệ sát đất, da nhăn nheo, chỗ nào cũng bới mà chẳng ngộ độc bao giờ.
Khi “vào bếp”, chúng có thứ mỡ trắng ngà, ăn ngậy, béo mà không ngán. Lúc đó, đàn lợn ỉ của Viện Chăn nuôi đã bị đồng hoá nghiêm trọng.

TS. Võ Văn Sự (giữa) với cô gái người Mỹ tìm đến Viện Chăn nuôi chỉ để xem chú lợn ỉ.
Nguy cơ đã liền kề. Một giống lợn từng có 2 triệu con, nhiều cụ ông cụ bà nông điền biết rằng nó dễ nuôi thật đấy, nhưng năng suất kém nên lợn ỉ ngày càng khó tìm.
TS. Sự đã phải bỏ ra đến 4 tháng trời ròng rã. Xuống Nam Định, tối tìm nhà người dân ngủ nhờ, ngày lại lên đường lân la dò hỏi: “Các bác có biết đâu bán lợn ỉ không?”…
Nam Định không có, ông sang Thái Bình, rồi Ninh Bình. Nông dân đi làm sớm, ông cũng phải dậy từ 3-4 giờ, đi quanh làng để nghe tiếng lợn đòi ăn, chỗ nào có tiếng kêu nặng chình chịch, nhưng ngắn và gấp là ông táp vào hỏi bằng được: nhà ta có lợn ỉ gộc đấy à? Có những buổi chiều, nghe người ta mách “nhà ông Hinh giữa làng còn một con”.
Ông tìm bở hơi tai. Nhà khoá cổng, ngồi ở chân đống rơm chờ. Sẩm tối, vợ chồng nhà nọ về. “”Vâng, bác vào mà xem”. Hăm hở vén mành chuồng lợn, mặc mùi phân nồng nặc, ông sán lại: không phải! Dân đâu phải ai cũng biết đích xác thế nào là giống lợn ỉ, cứ đen đen xâu xấu thì bảo “chắc chắn nhà đấy có”.
Song cuối cùng, chuyến đi xuyên 3 tỉnh, hơn 4 tháng trời biền biệt không về nhà đó, TS. Sự cũng tìm được giống lợn ỉ pha. Ông móc ví đã xẹp do chuyến đi quá dài mua mấy con, rồi bỏ rọ đèo xe máy về. Nông dân không nỡ “bắt bí”: “20.000 đồng/kg.
Ông Sự thầm thì với tôi “Lúc ấy mình có chút xót xa vì rẻ quá. Trong lúc đó, người Mỹ bán một cái sơ-my để mặc cho lợn ỉ gốc Việt Nam làm cảnh đã là 20 đô-la/cái”.
Dù sao, mua được nghĩa là giống lợn ỉ đã có cơ may. “Tuy vậy, đó chỉ là giống chúng ta còn đến ngày nay, còn giống lợn ỉ mỡ đen chính gốc của tổ tiên chúng ta thì đã mất hẳn từ năm 1960 rồi” – TS. Sự buồn buồn bảo với tôi như vậy.
Có 8 giống vật nuôi bản địa của người Việt đã mất đi hẳn như thế. Dòng lợn ỉ mỡ, lợn Sơn Vi, gà Văn Phú… toàn những giống phổ biến ngày xưa, thịt có vị rất đặc trưng nhưng đã không có may mắn được bảo tồn kịp thời, nên đã… biến mất.
“Nhiều dòng gà vịt nổi tiếng của nước ngoài có mặt tại nước ta như gà Ka-bi, Sác-xô.. là sản phẩm “tổng hợp” của các giống gà nội địa như của ta”-TS. Võ Văn Sự bức xúc.
“Chúng ta có thể chế tạo được máy bay, nhưng một con muỗi thì còn lâu mới làm nổi. Để tuyệt chủng đi một giống là để mất đi một nguồn sống. Nếu thế thì thật có lỗi vì một nguồn sống kia. Sau này, có thể nhân ra thành biết bao nhiêu dòng, giống khác...” - TS. Sự giải thích. ông cùng cộng sự đã lấy tâm niệm ấy để thắp lửa lòng đi… bảo tồn giống.
"Bảo tồn nhân dân"
Mỗi khi tìm được giống, Bộ môn Bộ môn Động vật Quý hiếm và Đa dạng sinh học phải mang giống về và tìm mọi cách “bảo tồn nhân dân”, tức đầu tư nhờ dân nuôi giống đó tại chính quê hương của chúng.
Sau đó, khi cái ăn, cái mặc của dân ta được không còn quá bức xúc, nhu cầu thưởng thức các món đặc sản lên cao, thì giống quý sẽ được cứu bằng chính giá trị kinh tế của nó.
“Chỉ cần quảng bá, tìm đầu ra cho nó là sẽ đảm bảo nguồn gene sẽ được phát triển trong dân gian”, TS. Võ Văn Sự thổ lộ “bí quyết bảo tồn” của mình.
Giờ, ông đã có những thành công đầu tiên. Lợn ỉ đã thành món đặc sản được nhiều nhà hàng ở Hà Nội mua để bán cho khách với giá gấp 3 lợn thường. Lợn Vân Pa (của đồng bào Vân Kiều) có thói quen tự dọn ổ, sức đề kháng tốt, thịt thơm đang được làm đề án bảo tồn khi số lượng chỉ còn cỡ chục con.
Giống mới phát hiện: lợn Nàng Hương (Cao Bằng) vừa được phát hiện, lợn Mường Khương có đặc tính hoang dã cao đã giao cho một số cơ sở địa phương nuôi, nay cơ bản đã an toàn…
Ông Sự hy vọng lắm, 13-14 loài lợn còn lại hiện nay sẽ thoát khỏi những nguy cơ mà không ai nghĩ loài này đang gặp phải, đó là… mất giống.
Những giống này nếu được người sành ăn chấp nhận, giá trị kinh tế cao, người dân sẽ nuôi nhiều. Như thế không những giống quý không mất đi mà người nông dân sẽ có thêm cơ may để tăng thu nhập.
“Có một cô người Mỹ vừa bỏ tiền thuê phiên dịch rồi bay từ TP Hồ Chí Minh ra Viện Chăn nuôi chỉ để xem... lợn ỉ”. Kết thúc câu chuyện, ông Sự khoe vậy rồi bảo: “Tôi mới thấy giống lợn ỉ Việt Nam xuất hiện trên một… trang web của Mỹ.
Họ bắt giống lợn đen ngỏm ấy về làm sinh vật cảnh tự khi nào. Giá 2000 USD/con. Một con lợn ỉ lai Móng Cái của ta ở xứ người giá cũng đến 1000 đô-la/con! Dân Việt cũng sẽ không quay lưng lại mãi với giống quý của tổ tiên đâu, đến lúc đó, các giống vật nuôi sẽ được bảo tồn bền vững”.
Nghe giọng nói đầy tâm huyết của TS. Sự, tôi cũng vui lây, nhất là khi thế giới đang cảnh báo mỗi tuần, loài người đang mất đi 2 giống động vật trong sự hờ hững của rất nhiều người…
Cầm Văn Kình (VTC)

GIONG VIT

Vịt nộiCó nhiều giống vịt nội đã và đang tồn tại ở Việt Nam như: Vịt Cỏ Anas Platyrhynchos, vịt Bầu Quỳ, vịt Bầu Bến, vịt Kỳ Lừa, vịt Ô Môn... song giống vịt có năng suất trứng cao nhất mà cũng là giống được nuôi phổ biến nhất là vịt Cỏ.Vịt Cỏ là giống vịt hướng trứng có tầm vóc nhỏ, khối lượng khi trưởng thành đạt 1,4 - 1,5 kg/con. Vịt có nhiều màu sắc lông, tập trung thành 4 nhóm màu chính: màu cánh sẻ, màu xám hồng, màu xám đá và màu trắng (Lê Xuân Đồng và CTV - 1984). Năng suất trứng điều tra trên vịt Cỏ tự nhiên hiện nay biến động từ 180 - 200 quả/mái/năm. Những năm gần đây Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã chọn lọc, nhân thuần qua nhiều thế hệ và tạo được dòng vịt Cỏ màu cánh sẻ tương đối thuần nhất (96 - 98% màu lông cánh sẻ). Tuổi đẻ 20 - 21 tuần, năng suất trứng 220 - 230 quả/mái/năm, khối lượng khi vào đẻ đạt 1,5 - 1,7 kg/con.2. Vịt ngoạiTrong khoảng 4 thập kỷ qua Việt Nam đã nhập nhiều giống vịt có năng suất thịt, trứng cao trên thế giới như: Vịt Bắc Kinh, vịt Anh Đào Hung, vịt Anh Đào Tiệp. Các giống vịt này hiện còn tồn tại rất ít, trong các năm 1989, 1990, 1991, 1999, và năm 2001 Viện chăn nuôi nhập thêm các giống vịt: CVSuperM, M2, M2(i), vịt Khali Cambell, vịt CV2000 Layer là những giống vịt có năng suất thịt trứng cao hiện đang phát triển khá mạnh trong cả nước.- Vịt CVSuperM, M2, M2(i):Là vịt chuyên thịt có năng suất cao nhập từ Anh. Vịt có màu lông trắng, mỏ và chân có màu vàng nhạt, ngực sâu, rộng, đùi phát triển. Vịt bố mẹ có tuổi đẻ ở tuần thứ 25, năng suất trứng 180 - 220 quả/mái/67 tuần tuổi. Nuôi thương phẩm, nuôi thịt 8 tuần tuổi đạt 3 - 3,4 kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,6 - 2,8 kg/P.- Vịt Khali Campbell:Vịt Khali Campbell là giống vịt chuyên chứng được tạo ra ở Anh vào năm 1901 và đã được nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Vịt được nhập vào nước ta năm 1990, vịt có thân hình nhỏ, lông màu Khaki, mỏ và chân có màu xám, một số con có màu da cam.Tuổi vịt bắt đầu đẻ 140 - 145 ngày, khối lượng vịt khi vào đẻ đạt 1,6 - 1,8 kg/con, trưởng thành 1,8 - 2,0 kg/con. Năng suất trứng 260 - 280 quả/mái/năm, khối lượng trừng 70 - 75 g/quả.- Vịt CV2000:Vịt CV2000 là giống vịt chuyên trứng của Anh được nhập vào nước ta năm 1977 và 2001. Vịt có thân hình nhỏ, lông màu trắng, mỏ và chân màu vàng nhạt, vỏ trứng màu trắng và màu xanh. Tuổi đẻ của vịt là 140 - 150 ngày, khối lượng khi vào đẻ 1,8 - 2 kg/con. Năng suất trứng 260 - 300 quả/mái/năm, khối lượng trứng 70 - 75 g/quả.
Nguồn tin: Cục Nông Nghiệp

CAC LOAI GA

Gà Tam Hoàng: Có màu lông tương đối đồng nhất. Dòng Jiangcun: màu vàng nhạt, trọng lượng lúc 10 tuần tuổi đạt 1,4kg/con, số lượng trứng 155 quả/mái/năm, lượng thức ăn tiêu tốn 2,85kg/kg tăng trọng. Dòng 882: màu vàng sậm, chân cao, da vàng, mào đơn, nuôi 3- 5 tháng đạt 1,6- 2kg, lượng thức ăn tiêu tốn 2,75kg/kg tăng trọng. Tỷ lệ nuôi sống (sau 3 tháng có thể đạt 91- 96%, số lượng trứng hàng năm 148 quả/con, trọng lượng 40g/trứng, tỷ lệ nở 80- 85%, thời gian khai thác: 52 tuần.
Gà Lương Phượng: Loại gà này có lông màu vàng, nhiều đốm màu, phần lớn có màu hoa mơ, da và chân màu vàng, ức sâu, nhiều thịt, mào đơn. Trọng lượng cơ thể tăng khá nhanh, 10 tuần tuổi đạt 1,8- 1,9 kg/con. Gà mái bắt đầu đẻ trứng ở tuần thứ 21 với sản lượng trứng: 175 quả/mái/năm, tỷ lệ nở 80- 85%, trọng lượng 45g/quả, thời gian khai thác 52 tuần. Lượng thức ăn tiêu tốn bình quân 2,6- 2,7kg/kg tăng trọng. Nếu nuôi thả vườn, 3 tháng có thể đạt 1,9- 2,4 kg/con, tỷ lệ nuôi sống 92- 95%.
Gà Kabir (trống GGK x mái K227): Đây là giống gà thả vườn mới được nhập vào nước ta, nhưng lại được bà con chăn nuôi khá ưa chuộng vì chúng có trọng lượng lớn, giá trị kinh tế cao. Gà Kabir có lông màu vàng sậm, ngực nở và sâu (thịt nhiều), chân vàng cao, da vàng. Khối lượng gà lúc 9 tuần tuổi đạt 2,17- 2,2kg/con, số lượng trứng 188- 190 quả/mái với thời gian khai thác 70 tuần tuổi. Thức ăn: trung bình mỗi con tiêu thụ hết 2,47- 2,51kg/kg tăng trọng.
Gà Ai Cập: Mới được nhập vào nước ta, chủ yếu dùng để nuôi lấy trứng, số lượng khoảng 220 quả/mái/năm, chất lượng trứng thơm, ngon, tỷ lệ lòng đỏ cao (34%), vỏ trứng màu trắng giống gà ri, thức ăn tiêu tốn hết 2,2kg/10 trứng.
Gà Sasso, còn gọi là gà Label Sasso do hãng sasso sản xuất, được nuôi trong điều kiện nông hộ ở Pháp. Đặc điểm giống gà này khá đồng đều về ngoại hình, lông màu vàng nâu, chân, da và mỏ đều có màu vàng, ức nở. Nếu đem gà trống Sasso lai với mái Lương Phượng sẽ tạo ra một giống gà "siêu trọng": con trống đạt 2,45kg, mái 2,23kg lúc 9 tuần tuổi, số lượng trứng: 176 quả/mái/năm. Thức ăn tiêu tốn: gần 2,7 kg/kg tăng trọng.
Ngoài các giống gà trên, hiện Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương còn có nhiều giống gà khác như gà ác Việt Nam dùng để làm thuốc bổ (trọng lượng 0,2kg/con/45 ngày tuổi, 85 quả trứng/năm), gà vàng Hungary (nuôi 3 tháng đạt 1,5- 1,8 kg/con, sinh sản 160 quả trứng/năm), gà Newhampshir (nuôi 3 tháng đạt 1,74- 2,13 kg/con, sinh sản 200 quả trứng/năm). Gà Sao là giống mới được nhập về từ Hungary, trọng lượng: 1,7- 1,8 kg/con/3 tháng tuổi, số lượng trứng 120- 130kg/con/năm và nhiều giống gà lai khác như gà Sao x Lương Phượng, Kabir x mái Tam Hoàng 882, Lương Phượng x Tam Hoàng, Rhoderi... Ngoài gà, Trung tâm còn có các giống ngan Pháp chất lượng cao như: R31, R51, R71, dòng siêu nặng với trọng lượng tối đa lên đến trên 5kg/con, số lượng trứng 192- 210 quả/mái/năm...
Theo các chuyên gia chăn nuôi, bà con có thể nuôi gà thả vườn theo 2 phương thức nuôi nhốt và nuôi thả, tuỳ điều kiện của người nuôi. Nếu nuôi thả có thể kết hợp với mô hình V.A.C: dưới ao thả tôm, cua, cá, trên ruộng cấy lúa, thả gà vào lúc thu hoạch... Thời gian nuôi chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố: giống (lớn nhanh hay chậm), phương thức nuôi (nuôi nhốt hoàn toàn, thả hoặc kết hợp thả- nhốt).
Các cơ sở chăn nuôi hoặc hộ gia đình có nhu cầu nhập giống (hoặc có nhu cầu được hướng dẫn kỹ thuật) có thể liên hệ trực tiếp với Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụỵ Phương (Chèm, Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội).
ĐT: 04. 8389 773.
Fax: 04. 8385 804.
E-mail: ttncgctp@hn.vnn.vn.
Thời gian cập nhật: 04:37 PM Tuesday, June 26, 2007

LICH SU VIET NAM


Trước năm 218 TCN, Việt Nam chưa có chính sử, lúc này truyền thuyết và lịch sử còn hòa quyện vào nhau. Người ta thường hay nhắc tới các truyền thuyết về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Phù Đổng Thiên Vương, Sơn Tinh - Thủy Tinh nhằm giải thích nguồn gốc và sự đấu tranh để tồn tại của dân tộc.
Từ năm 257 - 208 TCN, Thục Phán, thủ lĩnh người Âu Việt hợp nhất với nước Văn Lang của Lạc Việt, đặt quốc hiệu nước là Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương. Thời kỳ này lịch sử được tái hiện thông qua lăng kính truyền thuyết với việc An Dương xây thành Cổ Loa.
Từ năm 217 - 111 TCN, Triệu Đà, gốc người Hán, thôn tính Âu Lạc. Sự kiện này cũng được thể hiện qua truyền thuyết về mối tình Trọng Thủy, M?Châu. Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà lập nước Nam Việt. Nhà Triệu kéo dài 97 năm với năm đời vua: Triệu Đà, Triệu Hồ, Triệu An Tề, Triệu Hưng, Triệu Kiến Đức.
Năm 113, nội tình nhà Triệu rối ren, nhà Hán thừa cơ đưa quân sang đánh Nam Việt rồi đổi tên Nam Việt thành Giao Chỉ.
Từ năm 207 TCN - 39 SCN, Việt Nam sống dưới ách đô hộ của nhà Hán.
Từ 40 - 43, khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Sau thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh.
Năm 41, Mã Viện mang 20 vạn quân sang xâm lược nước ta. Năm 43, Hai Bà Trưng thất bại, phải nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết.
Từ năm 43 - 543, Việt Nam sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Thời gian này có cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu chống quân Đông Ngô. Bà Triệu tự xưng là Đại Hải Bà Vương, đánh nhau với tướng Đông Ngô là Lục Dân nhưng thất bại.
Từ năm 544 - 548, khởi nghĩa của Lý Bí 544, Lý Nam Đế xưng vương, đặt tên nước là Vạn Xuân.
Từ năm 548 - 571, Triệu Quang Phục tiếp tục kháng chiến chống quân Lương và lên ngôi vua là Triệu Việt Vương.
Từ 571 - 602, Lý Phật Tử, họ hàng với Lý Nam Đế tiêu diệt Triệu Việt vương và lên ngôi. Thời kỳ này phong kiến phương Bắc là nhà Tùy sang xâm lược. Lý Phật Tử đầu hàng, Việt Nam bị nhà Tùy đô hộ.
Năm 722, khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Sau này, cuộc khởi nghĩa thất bại, nước ta chịu sự đô hộ của nhà Đường.
Từ 791 - 802. Khởi nghĩa Phùng Hưng thắng lợi. Năm 802, nhà Đường tấn công, Việt Nam lại chịu sự đô hộ của nhà Đường.
Từ 905 - 938, thời kỳ xây nền tự chủ bắt đầu với chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ. Sau đó tiếp nối là Khúc Thừa Hạo, Khúc Thừa Mỹ, Dương Đình Nghệ.
Từ 939 - 944, Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lên ngôi vua và đóng đô ở Cổ Loa.
Từ 944 - 950, Dương Tam Kha cướp ngôi và xưng vương.
Từ 950 - 965, thời kỳ Hậu Ngô vương. Con của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha, giành lại ngôi vua cho nhà Ngô.
Từ 966 - 968, loạn 12 sứ quân.
Từ 968 - 980, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân lên ngôi, hiệu Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư làm kinh đô. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết, con là Đinh Toàn mới sáu tuổi được triều thần đưa lên ngôi.
Từ 980 - 1005. Nhà Tống xâm lược Việt Nam, thái hậu Dương Vân Nga, mẹ của Đinh Toàn mời Lê Hoàng lên ngôi để chỉ huy nhân dân chống Tống. Lê Đại Hành lên ngôi, đóng đô ở Hoa Lư năm 1005, Lê Đại Hành mất.
Từ 1005 - 1009, thời đại của Lê Trung Tông và Lê Ngọa Triều.
Từ 1010 - 1028. Lý Công Uẩn được triều thần tôn lên ngôi hoàng đế sau khi Lê Ngọa Triều mất. Năm 1010, Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) cho dời đô về Thăng Long (Hà Nội ngày nay), mở đầu cho thời kỳ phát triển văn hóa Thăng Long.
Từ 1028 - 1024, triều đại của Lý Thái Tông.
Từ 1504 - 1072, triều đại của Lý Thánh Tông.
Từ 1072 - 1128, triều đại của Lý Nhân Tông. Thời kỳ này gắn với các chiến công của Lý Thường Kiệt đánh quân Tống và các thắng lợi trên mặt trận ngoại giao của Thái sư Lê Văn Thịnh.
Từ 1128 - 1138, triều đại của Lý Thần Tông.
Từ 1138 - 1175, triều đại của Lý Anh Tông. Thời kỳ này, triều chính rối loạn nhưng nhờ có các trung thần nên cơ đồ nhá Lý vẫn được giữ vững.
Từ 1176 - 1210, triều đại của Lý Cao Tông. Thời kỳ này chính sự đổ nát, giặc giã, đói kém liên miên. Nhà Lý bắt đầu suy thoái.
Từ 1211 - 1225, triều đại của Lý Huệ Tông và Chiêu Hoàng. Thời kỳ này triều chính rối ren, lòng người ly tán, nhà Lý không còn đảm đương được vai trò lịch sử nữa. Trần Thủ Độ cùng những người thân tín trong họ nhà Trần làm một cuộc đảo chính cung đình hợp pháp, thông qua các cuộc hôn nhân giữa công chúa Chiêu Thánh và Trần Cảnh, bắt ép công chúa nhường ngôi cho chồng.
Từ 1225 bắt đầu triều đại nhà Trần.
Từ 1225 - 1258, triều đại của Trần Thái Tông. Năm 1258, kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất. Dân ta đã dùng chiến tranh du kích, vườn không nhà trống để tiêu hao sinh lực địch, sau đó tổ chức phản công ở Đông Bộ Đầu. Quân Nguyên thua, phải rút chạy về nước.
Từ 1258 - 1278, triều đại của Trần Thánh Tông. Thời kỳ này triều Trần khuyến khích khai khẩn đất hoang, mở mang các điền trang thái ấp, mở các khoa thi để lựa chọn nhân tài, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với triều đình phong kiến phương Bắc.
Từ 1279 - 1293, triều đại của Trần Nhân Tông. Năm 1285, kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai. Các vua Trần tổ chức hội nghị quân sự ở Bình Than, tập trận ở Đông Bộ Đầu đồng thời tổ chức hội nghị Diên Hồng, hỏi ý kiến các bô lão xem nên "hòa" hay nên "đánh". Sau các chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, tháng 6-1285, giải phóng kinh đô Thăng Long. Năm 1288, kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba. Sau trận chiến trên sông Bạch Đằng, đất nước được giải phóng. Chiến thắng lịch sử gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Từ 1293 - 1314, triều đại của Trần Nhân Tông. Đây là một thời kỳ thái bình thịnh trị của vương triều Trần.
Từ 1314 - 1329, triều đại của Trần Minh Tông.
Từ 1329 - 1341, triều đại của Trần Hiến Tông.
Từ 1341 - 1369, triều đại của Trần Dụ Tông. Chính sự bắt đầu đổ nát, gian thần rất nhiều.
Từ 1370 - 1372, triều đại của Trần Nghệ Tông. Quân Chiêm Thành đánh vào kinh đô, nhà vua phải lánh nạn. Sau đó nhường ngôi cho em là Trần Duệ Tông.
Từ 1372 - 1377, triều đại của Trần Duệ Tông. Vua đem quân đi đánh Chiêm Thành và chết trong chiến trận.
Từ 1377 - 1388, triều đại của Trần Phế Đế. Hồ Quý Ly bắt đầu thao túng triều đình.
Từ 1388 - 1398, triều đại của Trần Thuận Tông. Thời kỳ này quyền hành thực chất nằm trong tay Hồ Quý Ly.
Từ 1398 - 1400, triều đại của Trần Thiếu Đế. Năm 1400, Hồ Quý Ly ép Thiếu Đế nhường ngôi. Triều đại nhà Trần chấm dứt.
Từ 1400 - 1401, triều đại Hồ Quý Ly. Nhiều cải cách táo bạo được thực thi như mở mang thi cử, phát hành tiền giấy tăng cường quân đội thường trực, định ra hình luật. Tuy nhiên các cải cách này không được sự ủng hộ của toàn dân.
Từ 1401 - 1407, triều đại Hồ Hán Thương nhưng thực chất Hồ Quý Ly vẫn cầm quyền. Quân Minh sang xâm lược.
Từ 1407 - 1414, thời kỳ hậu Trần gồm các triều đại của Giản Định Đế và Trùng Quang Đế chống quân Minh nhưng không thành công.
Từ 1428 - 1433, thời kỳ mở đầu triều đại Lê Sơ bắt đầu từ triều đại của Lê Thái Tổ (Lê Lợi). Năm 1418, Lê Lợi khởi binh. 1427 quân Minh thua phải rút quân. 1428 Nguyễn Trãi thay mặt vua viết "Bình Ngô đại cáo", một bản tuyên ngôn độc lập của nước ta, khẳng định chủ quyền, cương vực, đánh dấu một sự phát triển mới trong lịch sử dựng và giữ nước.
Từ 1433 - 1442, triều đại của Lê Thái Tông. Thời kỳ này có một vụ án lịch sử lớn: "Tru di Tam tộc" Nguyễn Trãi.
Từ 1442 - 1459, triều đại của Lê Nhân Tông. Thời kỳ có loạn Lê Nghi Dân, nhà vua bị giết năm 19 tuổi.
Từ 1460 - 1497, triều đại của Lê Thánh Tông. Đây là thời kỳ thịnh trị của triều Lê với sự ra đời của bộ luật Hồng Đức - một bộ luật hoàn chỉnh, có nhiều điểm tiến bộ.
Từ 1498 - 1504, triều đại của Lê Hiến Tông.
Từ 1504 - 1509, triều đại của Lê Túc Tông, sau đó là Lê Uy Mục.
Từ 1509 - 1516, triều đại của Lê Tương Dực. Nhà Lê suy thoái.
Từ 1516 - 1522, triều đại của Lê Chiêu Tông. Đại thần Mạc Đăng Dung phế Lê Chiêu Tông, dựng Lê Cung Hoàng lên ngôi.
Từ 1522 - 1527, triều đại Lê Cung Hoàng nhưng quyền hành thực chất nằm trong tay họ Mạc.
Từ 1527 - 1529, Mạc Đăng Dung lập nên triều Mạc.
Từ 1530 - 1592, các triều đại Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải, Mạc Phúc Nguyên, Mạc Mậu Hợp.
Từ 1533 - 1578, thời kỳ nhà Lê Trung Hưng bắt đầu từ Lê Trung Tông, Lê Anh Tông, Lê Kính Tông, Lê Thần Tông, Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông, Lê Du Phường, Lê Thuần Tông, Lê Yý Tông, Lê Hiển Tông, Lê Chiêu Thống. Sau 50 nội chiến Lê - Mạc, nhờ Trịnh Tùng Mạc Mậu Hợp bị bắt. Nhà Mạc chấm dứt. Vai trò của nhà Trịnh nổi lên và bắt đầu thời kỳ vua Lê, Chúa Trịnh. Thời kỳ cuối cùng của nhà Lê Trung Hưng, triều chính nát bét. Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc dẹp Trịnh, đưa Lê Duy Cận lên làm giám quốc. Lê Chiêu Thống vì quyền lợi cá nhân sang cầu viện nhà Mãn Thanh. Quân Thanh kéo quân vào xâm lược Việt Nam.
Năm 1789, trận Đống Đa. Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ đã chiến thắng quân Thanh, giành độc lập cho Tổ quốc.
Từ 1545 - 1788, triều đại của nhà Trịnh nắm thực quyền bên cạnh sự tồn tại của vua Lê và Chúa Nguyễn Đàng trong (bắt đầu từ chúa Nguyễn Hoàng - 1558).
Năm 1548 Trịnh Kiểm bắt đầu nắm quyền binh. Triều đại của Trịnh Kiểm bắt đầu từ 1545 - 1570. Tiếp đó là các chúa Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh Can, Trịnh Cương, Trịnh Giang, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm, Trịnh Cán, Trịnh Khải và Trịnh Bồng.
Từ 1672 có sự phân chia Đàng trong (chúa Nguyễn) và Đàng ngoài (chúa Trịnh + Vua Lê) lấy sông Gianh làm giới tuyến.
1782 loạn kiêu binh. Sự kiện này được miêu tả rất rõ trong tiểu thuyết lịch sử - "Hoàng Lê nhất thống trí".
1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Bắt đầu từ đây, nhà Nguyễn khởi nghiệp với 9 đời chúa là Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Thụ, Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Phúc Thuần. Tới năm 1174, quân Trịnh chiếm được Phú Xuân đặt quan cai trị Thuận Hóa. Nguyễn Phúc Thuần chết, kết thúc giai đoạn lịch sử 9 chúa Nguyễn Đàng trong.
Từ 1778 - 1802, triều đại Tây Sơn.
Năm 1771, anh em Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ) phất cờ khởi nghĩa. Nhà Tây Sơn hòa hoãn với chúa Trịnh để đánh chúa Nguyễn.
1778 Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, lập nên triều đại Tây Sơn.
1784 Nguyễn Aánh sang cầu viện Xiêm. Nguyễn Huệ đánh tan quân Xiêm ở trận Rạch Giầm - Xoài Mút.
1786, Nguyễn Huệ ra Thăng Long diệt Trịnh phù Lê.
1788, Lê Chiêu Thống dẫn đường quân Thanh vào xâm lược nước ta.
1789, Nguyễn Huệ chỉ huy quân đại quân đánh tan quân Thanh ở Ngọc Hồi, Đống Đa.
1792 vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) từ trần. Từ đây triều đại Tây Sơn bắt đầu suy thoái.
Từ 1793 - 1802, triều đại của Cảnh Thịnh (con vua Quang Trung). Chính sự rối loạn do nhà vua tin lời gian thần.
1800 Nguyễn Aánh đánh Quy Nhơn.
1801 Nguyễn Aánh đánh Phú Xuân.
1802 Nguyễn Aánh đánh kinh thành Thăng Long. Triều Tây Sơn chấm dứt.
Từ 1802 - 1945, triều đại của nhà Nguyễn, bắt đầu từ Nguyễn Aánh (Gia Long). Nếu tính cả các chúa Nguyễn, bắt đầu từ Nguyễn Hoàng (1558) nhà Nguyễn tồn tại ở miền Nam 367 năm.
1802, sau khi diệt xong nhà Tây Sơn, Nguyễn Aánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
1815 bộ "Quốc triều hình luật" được ban hành.
Từ 1820 - 1840, triều đại của Minh Mạng.
Năm 1821, dựng lại Quốc Tử Giám, mở thi hội và thi đình. Thực thi các chính sách khuyến nông, tìm hiểu kỹ thuật đóng tàu của châu Âu. Về ngoại giao: thần phục nhà Thanh, nhưng nghi k?Pháp nên có hàng loạt chính sách cấm đạo.
Từ 1841 - 1847, triều đại của Thiệu Trị.
Từ 1847 - 1883, triều đại của Tự Đức.
1858 Pháp nổ súng xâm lược Nam Kỳ.
1883 hòa ước Quý Mùi.
1885 hòa ước Patơnốt, Việt Nam bị chia làm ba miền: Bắc, Trung, Nam, chịu sự bảo hộ của Pháp.
1883, triều Dục Đức, chỉ tồn tại trong ba ngày.
1883 (tháng 6 - tháng 11) triều đại Hiệp Hòa, tồn tại trong sáu tháng.
1883 - 1884, Triều Kiến Phúc, tồn tại trong tám tháng.
1884 - 1885, triều đại của Hàm Nghi nhà vua ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân chống Pháp.
1885 - 1888 triều đại Đồng Khánh.
1889 - 1907 triều đại của Thành Thái. Nhà vua có ý thức tự cường nên không được thực dân Pháp chấp nhận.
1907, nhà vua bị ép phải thoái vị.
1907 - 1916, triều Duy Tân, nhà vua chống Pháp quyết liệt, định tổ chức khởi nghĩa thì bị lộ. Nhà vua bị Pháp đầy sang đảo Rênyông.
1916 - 1925, triều Khải Định, một triều vua bù nhìn mạt hạng nhất.
1926 - 1945 triều Bảo Đại. Năm 1945, Bảo Đại thoái vị, chấm dứt chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm ở Việt Nam.
1859 - 1864, khởi nghĩa Trương Định.
1861 - 1868 khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực.
1886 - 1887, khởi nghĩa Ba Đình.
1885 - 1887, khởi nghĩa Bãi Sậy.
1886 - 1892, khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
1885 - 1896, khởi nghĩa Hương Khê.
1887 - 1913, khởi nghĩa Yên Thế.
1917 - 1918, khởi nghĩa Thái Nguyên.
1921, bạo động ở Lạng Sơn.
1930, bạo động ở Yên Bái.
3.2.1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời.
1931, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
1936 - 1939, phong trào đấu tranh đòi dân chủ công khai.
2.9.1945 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
1946 toàn quốc kháng chiến.
1954 chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp phải ký hiệp nghị Giơnevơ lập lại hòa bình ở Đông Dương.
1960 Đồng Khởi. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời.
1968, tổng tiến công tết Mậu Thân. Mỹ tăng cường chiến tranh phá hoại miền Bắc.
1972 chiến thắng B52, Mỹ phải họp hội nghị ở Paris.
Ngày 30-1-1973, ký hiệp định Hòa bình và chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Mỹ rút quân.
30.4.1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam hoàn toàn được giải phóng.
Ngày 2-7-1976, Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ nhất quyết định đổi tên nước ta thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
1986 đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối đổi mới.
(Almanach Kiến thức văn hóa - NXB Văn hóa Thông tin)

LICH SU VIET NAM

NUOC TA TRAI QUA MAY NGAN NAM LICH SU ROI DO CAC BAN